Conseil Ressources

Lecture Missionnaire du document final du CG27: vietnamese

 

 

 

ĐỌC LẠI
TỔNG TU NGH
THEO ÁNH SÁNG
TRUYỀN GIÁO

Đôi nét suy t
dành cho
các Cộ
T
Ủy Ban Truy
NG TU NGHỊ 27
THEO ÁNH SÁNG
N GIÁO
ôi nét suy tư
dành cho
ng thể và
Tỉnh dòng

y Ban Truyền giáo 2015 Bài trình bày

Gửi các Ủy viên sinh động truyền
giáo của các Tỉnh dòng

Ngày 31 tháng 1, 2015

Các hội viên thân mến,
Hầu như một năm đã trôi qua kể từ ngày kết thúc Tổng Tu Nghị 27, một
thời khắc cao độ của Thánh Thần, một thời khắc mãnh liệt của Tu hội. Đức Giáo
hoàng Phanxicô không mệt mỏi nói rằng chúng ta cần phải “thức tỉnh thế giới”.
Mối nguy là chúng ta mê ngủ! “Nếu muối đã lạt, làm sao cho nó mặn được.” (Mt
5:13). Một cách thông thường để ngủ vùi chính là lãng quên. Quên đi Thần khí
đã nói với gì với chúng ta! Quên mất những Tổng Tu Nghị của chúng ta!
Những trang ngắn gọn này nhằm giúp các ủy viên lo về truyền giáo cũng
như từng hội viên giữ cho ngôn lửa truyền giáo của TTN 27 được sống động;
chúng nhằm giúp họ, như những tông đồ Salêdiêng tốt lành, vâng phục những
khích lệ của Tổng Tu Nghị và can đảm thực hiện chúng với óc sáng tạo.
Bẳng cách này, chúng ta sẽ đồng thời đọc lại Evangelii Gaudium của Giáo
hoàng Phanxicô theo cách thức Salêdiêng. Vì vậy, thay vì bỏ quên TTN27,
chúng ta, như những người Salêdiêng của Don Bosco, muốn sống mãnh liệt thời
gian canh tân tinh thần truyền giáo của toàn Giáo hội. Những câu hỏi được nêu
ra ở cuối tập sách nhỏ này cùng nhiều câu hỏi khác mà chắc chắn nổi lên trong
tâm trí các hội viên và cộng thể, có thể - nếu được hiểu cách nghiêm chỉnh – gây
ra một cuộc cách mạng thật sự trong các nhà và công cuộc của chúng ta.
Ước gì các vị thánh truyền giáo của Gia đình Salêdiêng khởi hứng và
nâng đỡ chúng ta!

Tổng Cố Vấn Truyền Giáo

2DẪN NHẬP

Lãnh vực truyền giáo tìm cách suy tư về những hàm ý có tính chất truyền
giáo theo văn kiện chung cuộc của TTN27 để giúp các hội viên sống đời thánh
hiến Salêdiêng trong một tình trạng thường hằng của sứ mệnh. Ước mong suy tư
này, trong từng Salêdiêng, tạo nên tia sáng vốn dẫn tới sáng tạo trong việc công
bố Tin mừng [4,54] cũng như mang lại sự hoán cải liên tục về thiêng liêng,
huynh đệ và mục vụ [26,63]. Việc chúng ta đọc lại văn kiện ấy được thực hiện
theo ánh sáng của HL 30 từng nhấn mạnh rằng việc truyền giáo là một nét cốt
yếu của Tu hội. Nó huy động tất cả những phương thế giáo dục và mục vụ hợp
với đoàn sủng chúng ta. Khoản 138 cũng biệt loại trách nhiệm của vị Cố vấn lo
về Truyền giáo là phải cổ xuý tinh thần và sự cam kết truyền giáo trong toàn Tu
hội, phối hợp và hướng dẫn những hoạt động truyền giáo; ngài phải đảm bảo
rằng các nhà truyền giáo Salêdiêng được chuẩn bị thích đáng.
Trong các cuộc bàn luận của Tổng Tu Nghị cũng như trong văn kiện chung
cục, TTN27 liên tục quy chiếu tới Tông huấn hậu Thượng hội đồng Giám mục
Evangelii Gaudium của Giáo hoàng Phanxicô. Vì thế, việc người Salêdiêng đọc
lại Tổng Tu Nghị 27 theo ánh sáng truyền giáo cũng cần phải được thực hiện
đồng thời với việc đọc và nắm bắt Tông huấn này. Bài này được Ban ngành lo
về Truyền giáo sửa soạn nhằm cổ xuý việc tiếp nhận và học hỏi TTN27 theo ánh
sáng truyền giáo.

ĐỜI SỐNG SALÊDIÊNG NHƯ LÀ MỘT TÌNH TRẠNG THƯỜNG
HẰNG TRONG SỨ MỆNH

Như một Tu hội thoát thai trong một Giáo hội không có biên giới và cánh
cửa Giáo hội luôn rộng mở, việc đọc lại TTN27 theo ánh sáng truyền giáo
được tổng hợp vì mọi người Salêdiêng đều cần phải tái khám phá chiều kích
truyền giáo của ơn gọi Salêdiêng để vươn tới người khác [7], và trên hết hướng
tới những biên cương mới và những vùng ngoại vi hiện sinh [22]. Điều này đòi
phải vượt thắng “sự quy chiếu về chính mình” và sự nhát đảm [2] trong truyền
giáo vốn được nhìn thấy trong sự mệt mỏi chán chường, căng thẳng, phân mảnh,
thiếu hiệu quả và kiệt sức [27]. Vì mục đích này, nhất thiết phải chuyển đổi từ
một cuộc sống được ghi dấu bởi phong thái sống của giai cấp trung lưu sang
phong thái sống mang tính truyền giáo và ngôn sứ [74.1] và sống đời Salêdiêng
của mình cách thường hằng trong một tình trạng của sứ mệnh như những người
môn đệ truyền giáo. Ở đây chúng ta gợi nhắc câu xác quyết của thánh Gioan
Phaolô II: “Tất cả sự canh tân trong Giáo hội phải lấy sứ mệnh làm mục tiêu trừ
phi làm mồi cho một Giáo hội chỉ thu vào chính mình”.
3 Cách riêng, giúp cho các Salêdiêng hiểu rằng ngày nay sứ mệnh không
còn chỉ được nhìn theo những hạn từ địa lý và độc chiều quả là thiết yếu. Sứ
mệnh tiên vàn là công bố Chúa Giêsu Kitô trong ba bối cảnh thấm nhập tương
tác nhau, ở đó đòi hỏi sứ mệnh ad gentes (đến với muôn dân), hoạt động mục vụ
thông thường hay việc tân phúc âm hoá”. Theo ánh sáng của Dự Phóng Âu
Châu, nhất thiết phải giúp cho các Salêdiêng trân trọng phong trào đa hướng của
các nhà truyền giáo từ tất cả lục địa tới hết thảy mọi lục địa như một dấu chỉ cụ
thể của sự phong phú trong sứ mệnh đến với muôn dân (missio ad gentes).
Trước bối cảnh mới này, Ban ngành lo về Truyền giáo tiếp tục đóng một vai trò
đảm bảo, phối hợp và hướng dẫn những chọn lựa truyền giáo [43] trên những
biên cương mới và trong những ngoại vi hiện sinh và trong việc cổ xuý những
dự phóng truyền giáo của Tu hội [75.5]. Qua việc phục vụ này nó trở thành
“người lính canh của những biên cương mới” cho Tu hội.
Để đi xa hơn việc mục vụ lo duy trì thông thường [các cơ chế hay cơ sở]
và tâm lý học mộ phần (tomb psychology) vốn gây ra sự mệt nhọc nội tâm và sự
chán chường mục vụ, Giáo hoàng Phanxicô nhấn mạnh đến chọn lựa truyền giáo
vốn thúc đẩy chúng ta xa khỏi khuynh hướng bảo tồn chính mình mà hướng tới
sự hoán cải mục vụ. Theo lối này tất cả những khát vọng mục vụ của chúng ta
trở thành phương thế thích đáng để vươn tới tha nhân không chút sợ hãi, để lấy
sáng kiến và đi ra tới những ngoại vi của cuộc sống nhân sinh. Thực vậy, TTN27
đã làm thành của chính chúng ta những số 27 và 49 của Evangelii Gaudium
trong đó Giáo hoàng Phanxicô mơ đến một chọn lựa truyền giáo và nhấn mạnh
rằng ngài ưa thích “một giáo hội bị bầm dập, bị thương và dơ bẩn bởi vì đã ở
ngoài đường phố hơn là một Giáo hội yếu nhược vì bị nhốt kín trong và bám vào
sự an toàn của riêng mình” [43]. Sự cam kết truyền giáo thúc bách chúng ta sống
đức tin và sự thánh hiến tu trì chúng ta một cách vui tươi và chân chính [67.1].
Thực vậy, nhiệt tình truyền giáo không thể không cổ xuý niềm vui của việc loan
báo Tin mừng!
Như những người kiếm tìm TC [32], Thánh Thể [41] và Lời Chúa, nguồn
mạch của sứ mệnh của Giáo hội, ở ngay giữa cuộc hành trình của chúng ta.
Thánh Thể hằng ngày và tình yêu đối với Lời cũng như sự quen thuộc với Lời
qua Lectio divina giúp chúng ta dành sự tối thượng cho TC trong cuộc đời chúng
ta [65], giữ cho những động cơ đức tin [54] nơi chúng ta luôn sống động, những
lối nghĩ suy của chúng ta được Tin mừng khởi hứng [9] và khám phá vẻ đẹp
cũng như sự thúc bách phải công bố Tin mừng. Sự công bố này làm chúng ta
đầy tràn niềm vui truyền giáo. Và đồng thời nó canh tân chúng ta trong sự hiểu
biết mà nội dung của nó là Vương quốc TC (x. Mc 1:14-15), là chính Ngôi vị
Đức Giêsu.

Vì nhà truyền giáo thực sự là một vị thánh, nghĩa là, một người thần nghiệm
trong Thần khí [33], nên nhất thiết phải đào sâu lối thiêng truyền giáo Salêdiêng
một cách hệ thống hơn [35] theo một cách thức soi sáng mối liên kết giữa đời
sống thiêng liêng và đức ái mục tử [6]. Sự đồng hành thiêng liêng kiên định
[67.2] của những nhà truyền giáo đóng một vài trò quan trọng để giúp tái khám
phá sự hấp dẫn đối với Đức Giêsu và niềm ước ao mãnh liệt chia sẻ Ngài trong
niềm vui và vượt thắng sự mệt nhọc nội tâm vốn làm suy yếu năng động lực
tông đồ của mọi nhà truyền giáo.

TỪ ĐA VĂN HOÁ TỚI LIÊN ĐỚI VĂN HOÁ!

Tổng Tu nghị chọn phải cổ xuý việc chúng ta là những nhà thần nghiệm
của tình huynh đệ [40] cũng như những cộng thể quốc tế của chúng ta qua sự tái
phân bổ các hội viên có tầm rộng lớn thế giới [75.5] là một dấu chỉ rõ nét về tính
phổ quát của Giáo hội và đoàn sủng Salêdiêng. Nhưng những cuộc bàn luận
trong Hội Trường Tổng Tu Nghị nhấn mạnh rằng ta không chỉ bằng lòng những
cộng thể chúng ta mang tính quốc tế. Tính đa văn hoá phải nhắm tới liên đới văn
hoá [29] vốn bao gồm sự kính trọng và rộng mở hỗ tương giữa những Salêdiêng
thuộc các quốc gia khác nhau như điều kiện cốt yếu để trao đổi thực sự và làm
giàu lẫn nhau. Theo nghĩa này, quan trọng là những điểm hiện diện truyền giáo
mới phải được tạo thành do những hội viên từ các quốc tịch khác nhau để cổ xuý
sự hội nhập văn hoá của đức tin và của đoàn sủng Salêdiêng và tránh được rằng
chúng chỉ được diễn tả trong những diễn đạt văn hoá đặc thù mà thôi. Liên đới
văn hoá mới là điều làm cho thực tại đa văn hoá thành một tình huynh đệ thực sự
có đặc tính ngôn sứ! Theo ánh sáng này những nhà truyền giáo mới ad gentes,
ad exteros, ad vitam phải được chuẩn bị để sống liên đới văn hoá và kinh
nghiệm đời sống cộng thể trong một cộng thể quốc tế, điều ấy quả là cốt yếu.
Đồng thời, nhất thiết kinh nghiệm sống tính liên đới quốc gia của Tu hội phải là
một phần toàn diện trong các khoá đào luyện dành cho các nhà truyền giáo. Kiến
thức và thực hành văn kiện “Đào luyện truyền giáo của những người Salêdiêng
Don Bosco” sẽ đóng góp vào việc đào luyện những người Salêdiêng đạt tới tính
liên đới văn hoá và trong việc nối kết đào luyện ban đầu với những tiến trình
mục vụ [21].

LOAN BÁO TIN MỪNG!

Để lượng định giá trị phúc âm hoá của những hoạt động giáo dục mục vụ
chúng ta chứ không chỉ được coi như một NGO hay những người hoạt động xã
hội, thiết yếu phải cổ xuý nơi mỗi Salêdiêng kinh nghiệm đức tin và gặp gỡ cá vị
với Đức Giêsu [38]. Bằng cách này họ tái khám phá niềm vui của việc tin và
công bố Ngài, và giữ được một đời sống đầy đam mê [66] đối với Ngài và dân
ngài. Vì loan báo Tin mừng cốt thiết là cuộc gặp gỡ ngôi vị Đức Giêsu, nên nó
liên kết mật thiết với việc công bố cho những ai không biết hay đã từ chối ngài.
Vì thế, thật chính đáng nhắc nhớ chính mình rằng “không có việc loan báo Tin
mừng chân thật nếu danh hiệu, lời dạy dỗ, đời sống, những lời hứa, vương quốc
và mầu nhiệm của Đức Giêsu Nadarét, Con TC, không được công bố”. Theo ánh
sáng này, Ban ngành lo về Truyền giáo và Mục vụ giới trẻ phải giúp các Tỉnh
dòng cổ xuý phát triển chiều kích ơn gọi và truyền giáo của giới trẻ cũng như cổ
xuý sự tăng trưởng của những nhóm truyền giáo trong Phong Trào Giới Trẻ
Salêdiêng để chúng trở nên một kinh nghiệm chân chính về việc gặp gỡ Đức
Kitô [17]. Theo nghĩa này, đào luyện những thiện nguyện viên trước khi sai họ
đi, đồng hành với họ khi họ thiện nguyện phục vụ và suy tư sau khi họ phục vụ
quả là cốt yếu.
Ban ngành lo về Truyền giáo cũng thấy cần phải cấp bách chuẩn bị trong
các Vùng những chuyên viên về truyền giáo học, nhân học và đối thoại liên tôn.
Các Giám tỉnh gởi những hội viên thích hợp để chuyên môn hoá những lãnh vực
này quả là thích đáng. Những sự chuyên môn hoá như thế sẽ giúp chúng ta hiểu
hơn nữa những bối cảnh văn hoá khác nhau của ngày nay, trên hết, của những
người trẻ [24], trong đó cảm thức về TC tỏ lộ ra theo nhiều cách thức [2]. Tương
tự, cuộc đối thoại văn hoá và liên tôn cũng như việc chia sẻ những kinh nghiệm
mục vụ ý nghĩa phải được cổ xuý [61] nhắm đến một việc công bố Đức Kitô một
cách tốt đẹp hơn cho mọi người.
Trong hiệp lực với những Ban ngành truyền thông xã hội, mục vụ giới trẻ
và đào luyện, tái khám phá tầm quan trọng và thích đáng của việc loan báo Đức
Kitô lần đầu tiên trong các hoạt động mục vụ của chúng ta quả là cốt yếu. Bằng
cách này, những ngày học hỏi trong thời kỳ sáu năm trước có thể được đào sâu
và áp dụng. Việc công bố Tin mừng lần đầu tiên là chìa khoá để soi sáng hơn
nữa những chiến lược để đồng hành với giới trẻ trong việc hiểu biết và gặp gỡ
Đức Kitô [18], cổ xuý sự hiện diện truyền giáo của chúng ta trong thế giới kỹ
thuật số [25, 75.4] và giữa những người di dân và tị nạn [55], tái khám phá Hệ
thống Dự phòng như một đề xướng của việc loan báo Tin mừng [58] và nhấn
mạnh mối liên hệ bất khả phân giữa giáo dục và loan báo Tin mừng [18].
Giáo xứ là “một thánh đường ở đó những người khát đến uống giữa cuộc
hành trình của họ, và là một trung tâm của việc liên lỷ vươn ra truyền giáo.” Vì
thế, nhất thiết phải cố xuý tinh thần truyền giáo của các giáo xứ Salêdiêng khi
chú ý đặc biệt đến lời công bố đầu tiên. Sự bảo trì các cộng thể làm việc trên
những “biên cương” [69.5] xảy ra nhờ một cảm thức sâu xa hơn về tình huynh
đệ và liên đới [29], rồi cũng nhờ sự điều phối và hướng dẫn của Văn Phòng
Truyền Giáo và Văn Phòng Phát Triển và Hoạch Định (PDO) trong sự cộng tác
với văn phòng Tổng Quản lý.
Để đào sâu sự cam kết và hoạt động truyền giáo của toàn Tu hội cần phải
cầu nguyện và hy sinh hầu việc công bố Lời sẽ hiệu quả nhờ ân sủng Chúa. Sự
hiện diện của những hội viên già cả và ốm yếu [11, 69.4] là một sức mạnh thiêng
liêng cho việc truyền giáo trên những biên cương của Tu hội. Theo ánh sáng
này, ý hướng truyền giáo mỗi tháng là một dụng cụ có thể giúp ích chu kỳ cầu
nguyện cho truyền giáo khắp Tu hội.
Sự tăng trưởng trong cộng tác với Gia đình Salêdiêng [69.1] là một kích
thích tố để nới rộng những chân trời và phát triển cõi lòng của sứ mệnh tông đồ
chúng ta [19]. Trên bình diện Tỉnh dòng và địa phương nhất thiết từng Uỷ viên
Tỉnh lo cho những chương trình sinh động truyền giáo (PDMA) khởi sự trong
hiệp lực với những lãnh vực khác trong sự sinh động của Tỉnh dòng và phân
định những cách thức làm việc với Gia đình Salêdiêng. Đối với tất cả các phần
tử của Gia đình Salêdiêng, quả là khẩn cấp phải tìm ra những cơ hội cộng tác và
điều phối trong các hoạt động truyền giáo với sự rộng mở quảng đại, những sáng
kiến hướng tới những biên cương mới và những ngoại biên hiện sinh [22, 44],
những cơ hội để đào luyện liên tục của những nhà truyền giáo và suy tư về
những vấn đề hiện hành trong môn học truyền giáo.

CHÚNG TA HÃY PHÓ MÌNH CHO ĐỨC MARIA!

Chúng ta phó dâng cho Đức Maria chất liệu này để các cộng thể và Tỉnh dòng
sử dụng, khi làm cho lời cầu nguyện của thánh Gioan Phaolô II thành
của mình::
Lạy Mẹ Maria là mẹ của niềm trông cậy, xin đồng hành với chúng con
trên đường lữ thứ! Xin dạy chúng con công bố Thiên Chúa hằng sống;
giúp chúng con làm chứng cho Đức Giêsu, Đấng Cứu độ duy nhất. Xin
làm cho chúng con nhân hậu hướng tới những người bên cạnh, đón tiếp
kẻ túng nghèo, quan tâm đến công bằng, nên những người đam mê xây
dựng một thế giới công bằng hơn; xin chuyển cầu cho chúng con khi
chúng con thực thi công việc của mình trong lịch sử, chắc chắn rằng kế
hoạch của Chúa Cha sẽ được hoàn tất! Amen.

John Paul II, Ecclesia in Europa, Conclusion.

Gợi ý suy tư

1. Tinh thần truyền giáo là một chiều kích cốt y
Salêdiêng. Chúng ta sống đời Salêdiêng “liên lỷ trong mộ
mệnh’ trong bối cảnh của công cuộc được trao cho cộng th
nào?
2. Sống và làm việc chung, bất chấp chúng ta đến từ
văn hoá khác nhau, là một dấu chỉ mạnh mẽ trong thế giới chúng ta
xâu xé vì những xung đột chủng tộc và tôn giáo. Chúng ta nhìn th
trong cộng thể chúng ta vốn phản ánh Tu hội đa văn hoá của chúng
ngôn sứ chân thật về tính liên đới văn hoá?
3. Chúng ta là những người loan báo Tin mừng của gi
phải là những người cung cấp dịch vụ xã hội hay những NGO. Ho
dục mục vụ của chúng ta có thực sự loan báo Tin mừng không
lời công bố Chúa Giêsu Kitô trong vùng đất chúng ta hiện diệ
4. Lời loan báo đầu tiên không phải là một phương pháp hay m
trình, nhưng là một lối sống của toàn cộng thể Kitô hữu và Salêdiêng v
động lên một sự quan tâm để biết con người Đức Giêsu Kitô, gi
chưa biết ngài, giữa những kẻ đã biết song lại chối bỏ Ngài, và gi
người sống đức tin của mình một cách chiếu lệ. Làm thế nào chúng ta l
được những cơ hội để công bố lần đầu trong khung cảnh chúng ta cùng v
cộng thể giáo dục-mục vụ và Gia đình Salêdiêng?
5. Cầu nguyện cho truyền giáo canh tân chúng ta và ki
hoạt động truyền giáo của Tu hội chúng ta. Chúng ta có lợi d
hiến cho cộng thể vào mỗi ngày 11 trong tháng để kiện cường chu k
và kinh nghiệm tính quốc tế của Tu hội Salêdiêng không?
6. Ngày Truyền giáo Salêdiêng hằng năm giúp chúng ta ngh
công cuộc của mình và cảm nhận sự thiết thân với Tu hội vốn
việc trong những biên cương nơi tất cả lục địa.
Chúng ta cử hành ngày Truyền giáo Salêdiêng
hằng năm với cộng thể giáo dục mục vụ như thế
nào? Tỉnh dòng cử hành ngày đó như thế nào
t yếu của đoàn sủng
t tình trạng của sứ
ng thể chúng ta như thế
những quốc gia và
i chúng ta đã từng bị
c và tôn giáo. Chúng ta nhìn thấy dấu chỉ nào
a chúng ta là một lời
a giới trẻ, chứ không
ng NGO. Hoạt động giáo
g không – nghĩa là – một
ện hay không?
ng pháp hay một chương
u và Salêdiêng vốn khuấy
c Giêsu Kitô, giữa những người
Ngài, và giữa những
nào chúng ta lợi dụng
nh chúng ta cùng với toàn
n giáo canh tân chúng ta và kiện cường những
i dụng dịp được cống
ng chu kỳ cầu nguyện
m giúp chúng ta nghĩ vượt xa những
n đang tích cực làm